Vì sao chấu phích cắm dẹt lại có lỗ?

Nếu bạn nhìn kĩ vào tất cả các đồ điện gia dụng sử dụng phích cắm dẹt trong nhà, có thể đảm bảo rằng 99% trong số chúng có lỗ ở hai bên chấu (1% còn lại có thể đến từ những sản phẩm gia công, Trung Quốc kém chất lượng). Những lỗ này được khoét với mục đích gì, hãy cùng đi tìm câu trả lời cho chúng.

Giới thiệu về phích cắm dẹt

tai-sao-chan-phich-cam-det-lai-co-lo-1.jpg ​

Trước hết, giới thiệu về phích cắm dẹt. Kiểu phích cắm có 2 chấu và không có dây nối đất, hay còn gọi là chuẩn A (có rất nhiều chuẩn phích cắm và Egiadung sẽ giới thiệu đến các bạn về tất cả các chuẩn này trong những bài viết sau). Mỗi chấu của chuẩn A là 1 thanh kim loại phẳng nằm song song với nhau. Phích cắm điện dẹt kiểu A này được phát minh vào năm 1904 nhờ công của Harvey Habbell II (1857-1927), còn có tên gọi là phích cắm NEMA 1-15 (theo tiêu chuẩn phân loại kết nối các thiết bị điện).

2 thanh kim loại dùng làm chấu có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm, dày 1,5mm và khoảng cách giữa chúng là 12,7mm. Điều thú vị là 2 chấu của phích cắm này có chiều rộng không bằng nhau. Chấu nối với dây nguội (dây trung tính) sẽ có độ rộng bề ngang là 7,9mm và chấu nối với dây nóng (dây pha) sẽ có độ rộng là 6,3mm.

tai-sao-chan-phich-cam-det-lai-co-lo.jpg ​

Còn một kiểu phích cắm nữa cũng sử dụng chân dẹt là chuẩn B. Đây là kiểu phích cắm an toàn hơn với 3 chấu (chấu thứ 3 dùng nối đất) còn được gọi là NEMA 5-15. 2 chấu bằng kim loại giống chuẩn A với độ dày 1,5mm, cách nhau 12,7mm, có chiều dài từ 15,9 đến 18,3mm; nhưng cả hai chấu rộng bằng nhau (6,3mm). Chấu thứ 3 hình trụ hoặc bán nguyệt có đường kính rộng 4,8mm và dài hơn 2 chấu kia (khoảng 3,2mm) để đảm bảo khi cắm vào ổ thiết bị sẽ được nối đất trước khi 2 chấu còn lại có điện. Khoảng cách giữa chấu nối đất thứ 3 và 2 chấu dẹt còn lại là 11,9mm.

tai-sao-chan-phich-cam-det-lai-co-lo-3.jpg ​

Cả phích cắm chuẩn A và B đều được sử dụng phổ biến tại Bắc, Trung Mỹ và Nhật Bản. Tại Việt Nam loại phích cắm này cũng rất phổ biến do việc nhập khẩu các thiết bị điện tử.

Vì sao chấu phích cắm dẹt có lỗ

Quay trở lại với câu chuyện vì sao hai loại phích cắm này có lỗ ở 2 chấu. Thứ nhất, đó là tác dụng giữ chặt phích cắm. Bên trong ổ cắm điện chuẩn A và B có nơi mà chấu của phích cắm tiếp xúc, có một phần nhô lên cao nhét vừa vặn vào lỗ tròn ở hai chấu, giúp phích cắm nằm trong ổ cắm chặt hơn. Phần lồi lên này cũng cho phép 2 chấu điện tiếp xúc chắc chắn hơn với hai thanh kim loại bên trong ổ.

tai-sao-chan-phich-cam-det-lai-co-lo-4.jpg ​

Tác dụng thứ hai đó là đóng seal chưa sử dụng cho thiết bị. Nhà sản xuất sẽ gắn seal niêm phong hai lỗ trên đầu chấu điện lại để chứng minh đây là hàng mới chưa sử dụng, nếu muốn dùng phải gỡ bỏ seal này.

Và tác dụng cuối cùng nghe khá khôi hài, nhưng đó là điều có thật: lỗ này tuy bé nhưng sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm được một lượng thép đáng kể, nhất là trong dây chuyền sản xuất hàng loạt số lượng lớn.

Bài Viết Liên Quan